Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Thuế nhập khẩu máy xúc, máy xúc cũ

Thuế nhập khẩu máy xúc, máy xúc cũ

Thuế nhập khẩu máy xúc luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào khi nhập khẩu các dòng máy chuyên dùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc không biết mặt hàng này sẽ được tính biểu thuế nhập khẩu như thế nào? Vậy trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế của các dòng máy xúc nhập khẩu khẩu mới và cũ hiện nay.

1. Cơ sở pháp lý quy định thuế nhập khẩu máy xúc

Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thông tư 164/2013/TT-BTC Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế

2. Thủ tục nhập khẩu máy xúc

Căn cứ vào điểm 4, phần 5, thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải theo Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng (Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) thì những mặt hàng như “Máy xúc, máy đào, máy san, máy cạp, máy ủi, máy đầm và xe lăn đường, loại tự hành” thuộc diện phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu về Việt Nam.

Kiểm tra chất lượng máy xúc khi nhập khẩu
Kiểm tra chất lượng máy xúc khi nhập khẩu

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu máy xúc, các doanh nghiệp có thể tham khảo tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa máy chuyên dùng xuất khẩu, nhập khẩu (thủ tục hải quan truyền thống) , thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (thủ tục hải quan điện tử).

3. Về thuế nhập khẩu máy xúc

Trường hợp mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp là hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế theo khoản 7 Điều 100 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì được miễn thuế nhập khẩu.

Các trường hợp khác, doanh nghiệp phải nôp thuế nhập khẩu. Tương tự, bạn có thể tham khảo khoản 17 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính để xem mặt hàng nhập khẩu của bạn có được miễn thuế GTGT hay không.

Trường hợp phải nộp thuế:

Để biết được thuế suất thuế nhập khẩu của một mặt hàng, trước hết bạn cần phải xác định được mã HS của mặt hàng đó. Để xác định mã HS chi tiết theo đúng quy định phù hợp với thực tế hàng hóa, bạn cần phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty nhập khẩu và áp dụng 06 quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Về thuế GTGT: Theo Biểu thuế GTGT, danh mục hàng hóa của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

Tính thuế nhập khẩu máy xúc
Tính thuế nhập khẩu mặt hàng máy xúc

Đối với tính thuế nhập khẩu máy xúc, bạn có thể tham khảo các hàng hóa thuộc nhóm 84.29. “Máy ủi đất lưỡi thẳng, máy ủi đất lưỡi nghiêng, máy san đất, máy cạp đất, máy xúc, máy đào đất, máy chuyển đất bằng gàu tự xúc, máy đầm và xe lu lăn đường, loại tự hành” tại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính.

Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, thì mặt hàng: Máy xúc đất có mã số HS là 8429.51.00, thuế suất thuế NK: 0%, thuế suất thuế GTGT: 10%

Cách tính thuế nhập khẩu máy xúc:

Cách tính thuế như sau:

Trị giá tính thuế = Trị giá * Tỷ giá

Thuế nhập khẩu máy xúc = Trị giá tính thuế x Thuế suất thuế NK

Thuế GTGT = (Thuế NK + Trị giá tính thuế) x Thuế suất thuế GTGT

Trên đây là những nội dung cơ bản về cách tính thuế nhập khẩu máy xúc. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hot line 0917.090.286 để được giải đáp chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *