Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Xe nâng điện 2 tấn NOBLELIFT – FE4P20N

Xe nâng điện 2 tấn NOBLELIFT – FE4P20N

1. Thông số kỹ thuật

Mô hình Đơn vị FE4P20N
Dung tải kilogam 2000
trung tâm tải mm 500
Tiêu chuẩn chiều cao cột nâng mm 3000
Chiều cao bảo vệ trên cao mm 2110
Chiều dài tổng thể (không có dĩa) mm 2375
Chiều rộng tổng thể mm 1150
Quay trong phạm vi mm 2110
Tốc độ di chuyển (có / không tải) km / h 11/12
Tổng trọng lượng (có pin) kilogam 4000

2. Đặc điểm sản phẩm

Trụ nâng (mast): bộ phận này thường gồm 2 trụ kim loại lớn và chắc chắn, đóng vai trò trụ đỡ cho toàn bộ hệ thống nâng. Độ nghiêng trụ nâng có thể được điều chỉnh bởi người lái xe nâng thông qua xy lanh nghiêng thủy lực (xem bên dưới) để giữ hàng hóa tốt hơn khi vận chuyển.

Xy lanh nghiêng (tilt cylinder): bộ phận này là các ống thủy lực, có nhiệm vụ điều chỉnh độ nghiêng của trụ nâng.

Giàn nâng (carriage): bộ phận này là một khung kim loại chắc chắn, và gắn trực tiếp với hệ thống nâng hạ cơ học (xích hoặc xy lanh nâng thủy lực, xem bên dưới). Các bộ phận nâng gián tiếp khác đều được gắn trên giàn nâng (càng hoặc giá đỡ, xem bên dưới).

Xích/xy lanh nâng (lift chain/cylinder): bộ phận này có nhiệm vụ kéo giàn nâng lên và kìm giữ giàn nâng khi hạ xuống. Nó thường có cấu tạo gồm các sợi xích gắn với mô tơ nâng (lift motor, không thể hiện trong hình) hoặc xy lanh thủy lực (hydraulic cylinder, không thể hiện trong hình).

Càng nâng (forks): bộ phận này thường gồm 2 thanh kim loại giống tạo hình như các mũi trên một cái nĩa (vì vậy mà có tên tiếng Anh là fork, nghĩa là cái nĩa), gắn vào dàn nâng. Trong thao tác thông thường, càng nâng được người lái xe nâng điều khiển đưa vào bên dưới kệ hàng, sau đó nâng lên rồi di chuyển theo ý muốn. Khoảng cách giữa các càng có thể được điều chỉnh bởi người lái xe nâng, tùy thuộc vào cấu tạo xe, để phù hợp với các loại hàng hóa khác nhau.

Giá đỡ (backrest): bộ phận này có cấu tạo là một khung kim loại, lắp trên giàn nâng, phía trên càng nâng, cho phép hàng hóa tựa vào khi nâng lên và trụ nâng được kéo nghiêng về phía sau, giúp hàng hóa được giữ vững hơn, phù hợp khi di chuyển, đặc biệt trên bề mặt gồ ghề hoặc nghiêng.

Bánh tải (drive wheel): là 2 bánh xe ở phía trước, được gắn với động cơ tải (drive motor), có nhiệm vụ đưa xe nâng di chuyển tiến hoặc lùi. Đồng thời bộ phận này cũng đóng vai trò tâm đối trọng. Có thể hiều xe nâng là một đòn bẩy, trong đó bánh tải là tâm/trục của đòn bẩy, cón hàng hóa, và bộ phận đối trọng, là 2 đầu của đòn bẩy.

Bánh lái (steering/rear wheel): là hệ thống bánh xe ở phía sau, có thể là 1, 2 hoặc nhiều hơn. Bánh lái có thể xoay ngang, giúp điều chỉnh hướng di chuyển của xe nâng sang 2 bên (vào cua). Bánh lái thường không được truyền lực tải từ mô tơ tải.

Đối trọng (counter-weight): bộ phận này gồm nhiều thành phần khác nhau của xe nâng, trong đó chủ yếu là động cơ và ắc quy (đối với xe nâng chạy điện), mục đích là sử dụng trọng lượng của mình tạo nên đối trọng với trọng lượng hàng hóa, với tâm đối trọng là bánh tải, giúp xe nâng giữ được thăng bằng khi bốc xếp hàng hóa. Tải trọng hàng hóa tối đa của một chiếc xe nâng phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của bộ phận đối trọng này, theo nguyên tắc đòn bẩy.

Buồng lái (cabin): là nơi người lái xe nâng ngồi hoặc đứng trong quá trình điều khiển xe nâng.

Mui xe (overhead guard): tấm trần cabin, ngoài tác dụng che mưa, nắng, còn có tác dụng bảo vệ người lái khỏi các vật thể hay chính hàng hóa rơi vào người.

Ghế (seat): không cần giải thích gì thêm. Chỉ các xe nâng thiết kế ngồi lái mới trang bị ghế.

Tay lái/vô lăng (steering wheel): cũng không cần giải thích gì thêm. Tuy nhiên, một số dòng xe nâng không có tay lái, ví dụ xe nâng sàn bán tự động (walkie).

CÔNG TY TNHH MTV ĐỨC NHẬT ( XE CỚ GIỚI ĐẠI PHÚ SỸ)
Đ/c: Số 10, đường số 2, Khu Trung tâm hành chính TP. Dĩ An, Bình Dương
ĐT: +84989002626. – Email: [email protected]
Bãi xe: 22 Xa lộ Hà Nội, Phường Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương.
ĐT: +84917090286

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *